Tính lực chấn cho máy chấn tôn - Lựa chọn máy chấn tôn phù hợp
11:42 - 09/07/2021
Keys: Công thức tính lực chấn, Tính lực chấn tôn, Tính lực chấn cho máy chấn tôn, Lựa chọn máy chấn tôn phù hợp với điều kiện sản xuất
Phương pháp chuốt trong công nghệ gia công cơ khí.
Hệ thống thủy tĩnh Grintimate cho máy mài phẳng, mài tròn
So sánh máy cắt dây Molipden và máy cắt dây Đồng
Máy phay CNC là gì? Các đặc trưng cơ bản
Cập nhật 09/7/2021
Nội dung bài viết
1. Máy chấn tôn, máy chấn tôn thủy lực là gì?
1.1. Định nghĩa và thuật ngữ máy chấn tôn thủy lực
Thuật ngữ tiếng Anh để gọi cho máy chấn tôn, máy chấn tôn thủy lực là “Hydraulic Press Brake Machine”
Định nghĩa:
Máy chấn tôn, máy chấn tôn thủy lực là dòng máy cơ khí phục vụ cho việc uốn cong các tấm kim loại nhờ sự tác động của lực chấn từ chày cắt, đè chi tiết lên cối cắt và định hình hình dạng chi tiết cho sản phẩm.
Hình ảnh máy chấn tôn thủy lực của hãng BAYKAL Thổ Nhĩ Kỳ
Máy chấn tôn, máy chấn tôn thủy lực sử dụng hệ thống thủy lực (lựa chọn ưu tiên cho các dòng máy công suất lớn) để có thể điều khiển quá trình chấn và nhả chấn cho máy. Tuy vậy, hệ thống điều khiển lực chấn của máy chấn tôn khá là đa dạng (cơ khí, khí nén…) nhưng hệ thống thủy lực vẫn là ưu tiên hàng đầu.
1.2. Các thông số đầu vào máy chấn tôn thủy lực
“Chấn tôn bằng hệ thống thủy lực đang được coi như là một nguyên công tạo hình kim loại cho kim loại tấm không thể thiếu hiện nay”
1.2.1. Lựa chọn phôi chấn
Phôi kim loại tấm dùng cho nguyên công chấn tôn thủy lực này là các loại kim loại tấm:
- Thép, thép carbon
- Thép không gỉ
- Thép mạ kẽm
- Inox
- Nhôm
- Đồng
…
1.2.2. Lựa chọn chiều dày phôi chấn
Các loại vật liệu khác nhau sẽ có bảng phân bố độ dày “thickness” khác nhau, trải dài theo khoảng từ 0.5-50mm.
Dưới đây là Bảng thông số độ dày vật liệu kim loại tấm để tham khảo:
Bảng kích thước độ dày kim loại tấm tiêu chuẩn
Các vật liệu có độ cứng và độ dày khác nhau thì lực chấn, góc chấn và chày cối chấn cũng sẽ khác nhau. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn chày cối chấn phù hợp.
1.2.3. Lựa chọn kích thước dài rộng phôi chấn
Bảng quy cách, trọng lượng, kích thước thép tấp thông dụng độ dày từ 2-8mm:
STT | Kích thước: T*R*D (mm) | Tiêu chuẩn | Trọng lượng (Kg/tấm) |
1 | 2*1250*2500 | SS400 – TQ | 49,06 |
2 | 3*1500*6000 | SS400 – TQ | 211,95 |
3 | 4*1500*6000 | SS400 – Nga | 282,6 |
4 | 4*1500*6000 | SS400 – Arap | 353,3 |
5 | 5*1500*6000 K | SS400 – Nga | 353,25 |
6 | 6*1500*6000 | SS400 – TQ | 423,9 |
7 | 6*1500*6000 | SS400 – Nga | 423,9 |
8 | 6*1500*6000 K | SS400 – Nga | 423,9 |
9 | 6*1500*6000 | CT3 – KMK | 423,9 |
10 | 6*1500*6000 | CT3 – DMZ | 423,9 |
11 | 8*1500*6000 | SS400 – Nga | 565,5 |
12 | 8*1500*6000 K | SS400 – Nga | 565,5 |
13 | 8*1500*6000 | CT3 – DMZ | 565,5 |
14 | 8*1500*6000 | SS400 – TQ | 565,5 |
15 | 8*1500*6000 | CT3 – KMK | 565,5 |
Bảng thông số kích thước thép tấm độ dày từ 2-8mm, nguồn Vietducmetal
Bạn có thể tham khảo bài viết đầy đủ về kích thước các loại kim loại tấm tại đây:
https://vietducmetal.vn/bang-kich-thuoc-thep-tam-theo-quy-cach-tieu-chuan-nhat/
Bề dày tấm kim loại quyết định tới việc tính lực chấn cho máy chấn
1.2.4. Hình dạng sản phẩm sau khi chấn
Kích thước, hình dạng sản phẩm sau khi chấn cũng là một lý do cần quan tâm để lựa chọn máy chấn phù hợp:
Đối với đặc thù của từng sản phẩm, chúng ta sẽ phải lựa chọn các cối và chày chấn phù hợp. Một số cối và chày chấn thường được sử dụng:
- Chày chấn (dao chấn) tiêu chuẩn
Sử dụng vật liệu siêu cứng, chịu va đập và có độ dai để làm dao chấn: SKD11, DC11, SLD…
- Chày tiêu chuẩn (standard)
- Chày thẳng
- Chày nhọn 30o
- Chày cong chữ C
Các loại chày chấn được sử dụng. Nguồn: smartsheetmetal
- Cối chấn tiêu chuẩn
- Vật liệu: Thép hợp kim 42CrMo (T7A,T8A)
- Loại: Cối phẳng ép gấp mí, cối 1V/2V, cối đặc biệt trong công nghiệp…
- Cối chấn 4 mặt, loại được sử dụng nhiều hiện nay
1.2.5. Hãng sản xuất chày cối chấn
- Hãng sản xuất máy cũng như chày, cối chấn nổi tiếng của Nhật Bản AMADA được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS. Đồng thời, kèm theo một số hãng của Nhật Bản khác là Komatshu, Toyokoki…
Hình ảnh chày cối chấn Nhật Bản
Thông số: Cao 50/100mm, sử dụng máy AMADA hàm thấp như RC25,50,80,100…
- Thương hiệu Rolleri, sản phẩm đến từ Italia. Chất lượng chày cối bền bỉ theo thời gian, đạt năng xuất cao cho người sử dụng với công nghệ hiện đại hơn 30 năm qua là nơi đáng tin cậy ở thị trường châu Âu và trên thế giới.
- Chày cối chấn Việt Nam, hiện một số đơn vị trong nước đang tiến hành sản xuất và kiểm nghiệm sản xuất một số các chày cối chấn. Tuy vậy, hiện đang trong quá trình kiê nghiệm nên chày cối chấn Việt Nam hiện chưa có chỗ đứng trong nước. Thường các chày cối chấn hiện đa số là nhập nước ngoài nhiều.
Để có thể biết cách lựa chọn máy chấn tôn nào phù hợp với sản phẩm của mình, lực chấn là bao nhiêu để có thể chọn máy phù hợp. Chúng ta cùng tìm hiểu như dưới đây.
2. Công thức tính lực chấn cho máy chấn tôn
2.1. Tra bảng thông số lực chấn cho máy chấn tôn thủy lực
Ví dụ, với vật liệu có = 450N/mm2 và chiều dài = 1m sẽ được tính theo bảng số liệu sau:
Với vật liệu có độ dày s=5mm, chiều rộng V= 50mm, ta tính được lực chấn là:
Do vậy, lực chấn ta chọn để sử dụng cho máy chấn tôn thủy lực là : 33kN = 33 (tấn)
2.2. Áp dụng công thức tính lực chấn cho máy chấn tôn thủy lực
Hình ảnh cối và chày chấn đang trong chế độ làm việc
Để tính được lực chấn cho máy chấn tôn, máy chấn tôn thủy lực. Trước tiên, chúng ta sẽ phải xác định các thông số sau đây:
2.2.1. Độ dày của tấm kim loại S – thickness
Các loại vật liệu khác nhau sẽ có bảng phân bố độ dày “thickness” khác nhau, trải dài theo khoảng từ 0.5-50mm.
Dưới đây là Bảng thông số độ dày vật liệu kim loại tấm để tham khảo:
Bảng kích thước độ dày kim loại tấm tiêu chuẩn
2.2.2. Chiều dài làm việc của bàn chấn L – plate
Chiều dài phần làm việc của bàn chấn hay chiều rộng của sản phẩm cần chấn, ký hiệu L, là thông số đầu vào để tính toán được lực chấn cho máy chấn tôn thủy lực.
Hình ảnh xác định chiều dài L cho công thức tính máy chấn
2.2.3. Độ rộng mở của cối chấn V – open die
Độ rộng của cối chấn hay độ mở cối V là khoảng cách độ mở giữa 2 mép của cối chấn. Độ rộng của cối chấn V sẽ phụ thuộc vào lực chấn và góc độ tạo hình biên dạng của chi tiết.
Độ rộng sẽ được tính theo đơn vị: mm
2.2.4. Công thức tính lực chấn
Sau khi đã xác định các thông số trên, chúng ta áp dụng vào công thức dưới đây để tính:
Trong đó:
- P – Lực chấn ( đơn vị: KN)
- S – Độ dày của tấm kim loại (đơn vị: mm)
- L – Chiều dài của tấm kim loại (đơn vị: m)
- V – Độ mở rộng của cối chấn (đơn vị: mm)
Lưu ý:
- Công thức này được tính toán với vật liệu có độ bền kéo là = 450N/mm2. Lực chấn có thể tính theo tỷ lệ so với các vật liệu khác
- Độ mở rộng của cối chấn gấp 8 đến 12 lần so với độ dày của tấm kim loại
Áp dụng với vật liệu có độ dày s=5mm, chiều rộng V= 50mm, ta tính được lực chấn là:
P = = 325 (kN) = 32,5 (tấn)
Đối chiếu với kết quả của bảng thông số lực chấn cho máy chấn tôn thủy lực là 33 tấn. Kết luận, áp dụng 2 cách làm cho ta kết quả gần giống nhau.
3. Cách lựa chọn máy chấn tôn thủy lực phù hợp
3.1. Dựa vào lực chấn phù hợp cho vật liệu cần cắt
Điều đầu tiên, bạn cần chú ý là dựa vào nhu cầu tải trọng cho đơn vị kim loại tấm có lực chấn lớn nhất mà bạn có thể dùng.
Việc lựa chọn thích hợp, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư máy (giá máy chấn hiện tại không hề rẻ) vừa tiết kiệm được mặt bằng sản xuất, chi phí vận tải.
Công thức tính lực chấn sao cho phù hợp, chúng tôi đã để lại ở trên. Nếu cần thiết, quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phận kỹ thuật để được nhận sự hỗ trợ.
3.2. Hệ thống truyền động
Có 2 loại hệ thống truyền động đang được sử dụng cho máy chấn tôn hiện nay, đó là:
- Máy chấn sử dụng cơ điện: Sử dụng truyền động servo và vít me bi dẫn hướng tạo truyền động cho chi tiết chày chấn tạo lực ép
Ưu điểm: Tốc độ di chuyển nhanh hơn, độ dừng chính xác cực cao
Nhược điểm: Tải trọng nhỏ, phù hợp cho các máy có kết cấu nhỏ, tải trọng thấp
- Máy chấn sử dụng thủy lực: Sử dụng hệ thống thủy lực sử dụng dầu thủy lực và hệ thống piston xi lạnh tạo truyền động cho chi tiết chày chấn tạo lực ép
Ưu điểm: Có trọng tải lớn, làm việc với các máy có trọng tải lực chấn lớn
Nhược điểm: Giá thành đắt, hiệu suất làm việc không cao so với máy chấn sử dụng điện cơ
3.3. Nguồn gốc xuất xứ của máy
Các bạn có thể tham khảo mục 6: So sánh các loại máy chấn tôn thủy lực đang được sử dụng trên thị trường để biết rõ hơn:
3.4. Các cấu hình liên quan máy
Để xem xét kỹ các số liệu liên quan đến các thông số của máy và từng hãng máy đang được kinh doanh, các bạn vui lòng tham khảo ở các mục máy chúng tôi kinh doanh, tại đây:
http://maycongcuachau.com.vn/may-gia-cong-tam/may-chan-ton-thuy-luc
3.5. Dịch vụ bảo hành và sau bán hàng
Với các nhu cầu về các chủng loại máy khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0912.002.160 hoặc email: attjsc@machinetools.com.vn để nhận được tư vấn về các giải pháp kỹ thuật, các tính năng máy và các thiết bị khác cũng như nhận được giá tốt nhất.
Chúng tôi cam kết cung cấp giải pháp hàng đầu, hỗ trợ nhiệt tình, chất lượng máy đảm bảo và giá cả cạnh tranh cùng với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, bảo dưỡng bảo trì sẵn sàng 24/24 và 7/7. Giảm thiểu thời gian dừng máy vì bất kỳ lý do gì.
Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ Á Châu cam kết cung cấp cho khách hàng giải pháp đầu tư hiệu quả, cạnh tranh và uy tín nhất.