Máy tiện, máy tiện vạn năng là gì?

15:22 - 25/05/2021

( Kiến thức kỹ thuật) - Giới thiệu về dòng máy cơ khí được sử dụng phổ biến hiện nay trong các nhà xưởng - dòng máy tiện, máy tiện vạn năng.

Máy tiện là gì, Nguyên lý hoạt động máy tiện, Cấu tạo máy tiện vạn năng, Cách lắp đặt và cách vận hành máy tiện vạn năng, Các loại máy tiện, So sánh các dòng máy tiện hiện nay.

Mài khôn là gì? Tìm hiểu về công nghệ, thiết bị và dụng cụ mài khôn
Phương pháp chuốt trong công nghệ gia công cơ khí.
Hệ thống thủy tĩnh Grintimate cho máy mài phẳng, mài tròn
So sánh máy cắt dây Molipden và máy cắt dây Đồng
Máy phay CNC là gì? Các đặc trưng cơ bản

1. Máy tiện là gì?

Để giải đáp câu hỏi này chúng ta có thể tham chiếu định nghĩa trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 

may-tien-thoi-ban-dau

Hình ảnh máy tiện thời ban đầu (theo Wikipedia)

  Máy tiện là một máy công cụ quay một vật xung quanh một trục quay để thực hiện các hoạt động khác nhau như cắt, chà nhám, gõ, khoan, biến dạng, đối mặt và xoay, với các công cụ được áp dụng cho phôi để tạo hình một đối tượng có tính đối xứng quay xung quanh trục đó. 

  Ưu điểm của máy tiện vạn năng: Đặc biệt được ứng dụng trong gia công các sản phẩm cơ khí với việc cắt gọt kim loại để tạo ra các chi tiết có dạng trụ tròn xoay, hình nón (côn), tiện móc lỗ, tiện ren trong, tiện ren ngoài, tiện định hình, tiện vạt mặt (khỏa mặt đầu), tiện rãnh, tiện cắt đứt, chà nhám… Tất cả các công việc này đều có thể được thực hiện trên máy tiện vạn năng.

San-pham-may-tien-van-nang

Hình ảnh sản phẩm gia công máy tiện vạn năng

 Để tăng được năng suất, các nhà thiết kế máy đã cho ra đời các dòng máy tiện tự động với những thế hệ đầu sử dụng cam (khi thay sản phẩm, cần chế tạo cam phù hợp), sau đó chuyển thành sử dụng khí nén và thủy lực kết hợp điều khiển của PLC (thay đổi sản phẩm dễ hơn so với dùng cam) và hiện nay đã ra đời các dòng sản phẩm máy tiện tự động dùng CNC.

San-pham-may-tien-tu-dong

Hình ảnh sản phẩm gia công máy tiện tự động

  Với việc trang bị bộ điều khiển CNC và thêm các tính năng đặc biệt như trang bị điều khiển trục C, trục Y,.. máy tiện có thể thực hiện các chức năng phay trên máy tiện và cho ra các sản phẩm đa dạng và có độ phức tạp cao. Việc vận hành và sử dụng ngày càng thuận tiện cho người vận hành. Đặc biệt nếu trang bị đầu phay đặc biệt để thành máy đa nhiệm (Multitasking machine) thì có thể thực hiện toàn bộ các công việc tiện, phay trên duy nhất một máy và trong một lần gá đặt.

San-pham-may-tien-CNCSan-pham-may-tien-CNC-2

Hình ảnh sản phẩm gia công máy tiện CNC

san-pham-may-tien-CNC-3

Hình ảnh sản phẩm gia công máy đa nhiệm (phát triển trên dòng máy tiện CNC)

  Máy tiện được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, các khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ để gia công các chi tiết làm các sản phẩm đa dạng như: các chi tiết dạng trục, các đồ gá, chốt pin, hay dùng để đánh bóng các trục,…

* Hướng dẫn sử dụng máy tiện vạn năng, các bạn có thể đọc tại đây: http://maycongcuachau.com.vn/huong-dan-cach-lua-chon-may-tien-van-nang.html

2. Nguyên lý hoạt động của máy tiện

2.1. Nguyên lý làm việc

Chuyển động của phôi: Phôi (chi tiết) được kẹp giữa hai giá đỡ cứng và chắc gọi là mũi tâm hoặc trong mâm cặp hoặc đĩa mặt quay (mâm phẳng). Thông qua xích truyền động trong ụ trục chính nhờ sự ăn khớp của các cặp bánh răng sẽ truyền chuyển động để phôi quay tạo ra tốc độ cắt. Tốc độ cắt được qui ước là R.P.M hoặc là vòng/phút. Tùy kích cỡ phôi, vật liệu phôi và dao cắt, chế độ tưới nguội cũng như yêu cầu chất lượng bề mặt gia công để chọn tốc độ cắt tương ứng để tối ưu sản phẩm.

Chuyển động chạy dao: Dụng cụ cắt được giữ chắc chắn và được đỡ trong đài dao được ăn khớp với công việc quay vòng. Các hoạt động cắt thông thường được thực hiện với dụng cụ cắt được đưa song song hoặc vuông góc với trục của nguyên công. Các chuyển động (chuyển động dọc trục, chuyển động ngang trục) còn gọi là chuyển động trục X,Z – Là chuyển động di chuyển của dao nhờ xích tiến dao trong hộp bước tiến và ăn khớp của hệ thống vít me – đai ốc để đảm bảo sau mỗi vòng quay của phôi, dao tiến được 1 lượng cố định. Dụng cụ cắt cũng có thể được đưa vào một góc so với trục phôi để gia công côn và góc. Di chuyển này còn gọi là bước tiến dao. Bước tiến dao rất quan trọng, nó sẽ tạo ra độ nhám, độ bóng tùy theo yêu cầu của máy và của người gia công. Bước tiến càng nhỏ thì độ bóng càng cao. Ngược lại nếu bước tiến càng lớn thì bề mặt sản phẩm càng thô.


Bước tiến có qui ước là F (Feed rate ) – đơn vị mm/phút hoặc mm/vòng

chuyen-dong-khi-gia-cong-tien

Hình ảnh chuyển động gia công tiện

3. Cấu tạo máy tiện vạn năng

cau-tao-may-tien-van-nang

Hình ảnh cấu tạo của máy tiện vạn năng

  1. Thân máy (Bed): Thân máy là khối gang đúc nặng, chắc chắn, trong đó được gắn các bộ phận làm việc của máy tiện. Nó bao gồm ụ trục chính và ụ động để đỡ phôi và cung cấp cơ sở cho chuyển động của cụm xe dao mang dụng cụ cắt gọt
  2. Chân máy (Legs): Chân chịu toàn bộ tải trọng của máy và được cố định chắc chắn xuống sàn bằng bu lông móng
  3. Ụ trục chính (Headstock): Ụ trục chính được lắp ở phía bên trái của thân máy và nó đóng vai trò là nơi chứa các puli dẫn động, bánh răng sau, trục chính, tâm sống và bánh răng tiến lùi. Trục chính của headstock là một trục hình trụ rỗng cung cấp truyền động từ động cơ đến các thiết bị giữ phôi
  4. Hộp số (Gear Box): Hộp số thay nhanh được đặt bên dưới ụ trục chính và chứa một số bánh răng có kích thước khác nhau
  5. Hộp xe dao (Carriage): Hộp xe dao nằm giữa ụ trục chính và ụ động và phục vụ mục đích đỡ, dẫn hướng và tiến dao cho dụng cụ trong quá trình vận hành. Các bộ phận chính của xe dao:
  • Xe dao (The saddle) là một đúc hình chữ H gắn trên đường trượt dẫn hướng. Nó cung cấp và đỡ cho trượt ngang, đài dao phức hợp và đài dao
  • Trượt ngang (The cross slide) được gắn trên đầu xe dao và nó cung cấp chuyển động ngang tự động cho dụng cụ cắt
  • Đài dao phức hợp (The compound rest) được lắp trên đầu của trượt ngang và được sử dụng để đỡ đài dao và dụng cụ cắt
  • Đài dao (The tool post) được lắp trên phần còn lại đài phức hợp và nó kẹp chặt dụng cụ cắt hoặc giá đỡ dụng cụ ở độ cao thích hợp so với đường tâm gia công
  • Tấm bao xe dao (The apron) được gắn chặt vào xe dao và nó chứa các bánh răng, ly hợp và đòn bẩy cần thiết để di chuyển xe dao hoặc trượt ngang. Sự gắn đồng thời của cần tách đai ốc và cần tiến dao tự động sẽ ngăn cản việc vận chuyển dọc theo thân máy tiện
  1. Ụ động (Tailstock): Ụ động là một khối đúc di động nằm đối diện với ụ trục chính trên băng máy. Ụ động có thể trượt dọc theo băng máy để lắp phôi ứng với các chiều dài phôi khác nhau giữa các tâm. Kẹp ụ động được cung cấp để khóa ụ động ở bất kỳ vị trí mong muốn nào. Trục chính của ụ động có một côn bên trong để giữ tâm chết và các dụng cụ chuôi côn như các mũi doa và khoan.

4. Cách vận hành máy tiện vạn năng – lắp đặt và vận hành

4.1. Lắp đặt

  • Chuẩn bị các điều kiện hạ tầng cho lắp đặt máy

+ Chuẩn bị móng máy: Từ bản vẽ móng máy, xác định được vị trí các lỗ bắt bulong nền. Nếu sàn không đủ cứng vững để bắt bulong nền thì cần thi công tạo đế móng đủ cứng vững để bắt máy cố định với mặt sàn, tránh rung động ảnh hướng tới quá trình gia công cũng như dễ gây hư máy, làm chất lượng bề mặt gia công xấu. Máy tiện cần phải lắp ở các vị trí rộng rãi, phù hợp với kích thước phôi lớn nhất cần gia công để thuận tiện cho gá lắp và lấy sản phẩm, tránh gây cản trở đi lại cũng như vị trí khi gia công, sửa chữa. Không gian xung quanh đủ rộng để thuận tiện cho bảo trì, bảo dưỡng cũng như sửa chữa khi cần thiết. Khuyến cáo cách xa tường và các máy xung quanh tối thiếu là 1,5m.

+ Chuẩn bị nguồn điện đúng với yêu cầu của hãng sản xuất và thuận tiện đóng cắt khi cần thiết, có nối đất đảm bảo an toàn điện. Dây nguồn có tiết diện đảm bảo khả năng chịu tải tương ứng với công suất máy cần lắp đặt. Đưa dây đến vị trí phù hợp để đấu vào máy khi lắp.

+ Chuẩn bị hệ thống cấp nước và thoát nước tưới nguội

  • Đưa máy vào vị trí và thực hiện lắp đặt:

+ Di chuyển máy đến gần vị trí lắp đặt, tháo bỏ pallet kẹp giữ máy khi vận chuyển. Tra dầu đầy đủ tại các vị trí cốc dầu, hộp số, bánh răng.

+ Cẩu hoặc sử dụng các biện pháp khác để đưa máy vào vị trí lắp. Dùng RP7 làm sạch các vị trí bôi mỡ bảo quản, để máy có thể hoạt động trơn tru. Đặc biệt cần làm sạch các vị trí đặt dụng cụ kiểm tra thăng bằng để cân chỉnh máy.

 + Dùng dụng cụ thăng bằng máy (Nivo) đặt lên băng máy và bàn xe dao. Vặn vít cân chỉnh để đảm bảo sai số ≤0.02mm/ 1000mm thăng bằng trên cả 2 trục X,Y. Khi thăng bằng đảm bảo tốt thì chất lượng sản phẩm gia công sẽ càng chính xác, bóng đẹp, tuổi thọ dao cụ tăng, độ chính xác của máy giữ được lâu dài,… Đặc biệt còn giảm tiếng ồn khi máy hoạt động.

dung-cu-can-bang

Hình ảnh dụng cụ dùng cân bằng máy tiện nên dùng

+ Tháo bỏ các vị trí được kẹp chặt để giữ máy không xê dịch khi vận chuyển, làm vệ sinh toàn máy, tra dầu mỡ các vị trí mà hãng sản xuất chỉ dẫn.

  • Kết nối điện nguồn (phải có nối đất để tránh mất an toàn điện). Kiểm tra đúng chiều quay của động cơ
  • Kết nối nguồn cấp, thoát nước (nếu có)
  • Kiểm tra hoạt động của phanh tay và phanh chân và các cơ cấu khác
  • Tiến hành chạy không tải và có tải (xem tại phần vận hành máy tiện)
  • Gắn các biển chỉ dẫn lên máy để người vận hành biết và thuận tiện sử dụng cũng như tuân thủ việc kiểm tra các điều kiện trước khi vận hành, vệ sinh sau ca làm việc.
  • Chế tạo bệ đứng cho người vận hành để đảm bảo độ cao cho các thao tác của người vận hành được thuận tiện: gá kẹp phôi, tháo sản phẩm, quan sát các hoạt động, kiểm tra chi tiết gia công.

san-pham-may-tien-sau-khi-lap-dat

Hình ảnh về máy tiện sau khi lắp đặt

4.2. Cách vận hành máy tiện vạn năng

Câu hỏi thường được đặt ra là cách vận hành máy tiện như thế nào? Có khó không? Nhưng mọi người thường quên một điều là mỗi người gia công đều có một cách vận hành khác nhau, tối ưu gia công khác nhau. Nhưng tất cả phải tuân thủ: VẬN HÀNH MÁY TIỆN ĐÚNG CÁCH. Đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành.

Qui trình vận hành máy tiện đúng cách đúc kết được sau rất nhiều quá trình lắp đặt, vận hành máy tiện của các cán bộ kỹ thuật công ty như sau:

  • Đổ dầu tại các vị trí chỉ định trên máy tiện: bao gồm có hộp số , bàn xe dao, bơm dầu bằng tay các vị trí băng máy, đổ dầu tưới nguội pha nước theo tỉ lệ 3-5%
  • Gá vật lên mâm cặp 3 chấu, mâm cặp 4 chấu. Lắp chống tâm nếu chiều dài lớn hơn 5 lần đường kính của vật. Nếu dùng mâm cặp 4 chấu phải thực hiện rà gá.
  • Gá dao, chọn loại dao phù hợp với vật liệu cắt, nguyên công cắt. Đảm bảo mũi dao trùng với tâm phôi
  • Lựa chọn chiều sâu cắt (lượng ăn dao) hợp lý và tốc độ trục chính phù hợp.
  • Chạy thử chưa tiến dao để kiểm soát tốc độ quay, bước tiến phù hợp với việc gia công.
  • Khi gia công cần bật tưới nguội, kiểm soát an toàn.
  • Khi kiểm tra kích thước sản phẩm cần dừng máy rồi mới được đo kiểm, sửa chữa cần tắt máy và có biển cảnh báo
  • Chỉ những cán bộ được đào tạo về vận hành mới được sử dụng máy.

Gia-cong-tren-may-tien-van-nang

Hình ảnh gá đặt sản phẩm và dao cụ

4.3. Sửa chữa, bảo dưỡng máy tiện vạn năng

4.3.1. Bảo dưỡng máy tiện vạn năng

+ Cần thực hiện hàng ngày để giữ cho máy làm việc tốt, kéo dài được tuổi thọ và tăng hiệu quả sản xuất của máy.

+ Sau 500 giờ hoạt động cần tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng đều đặn cho máy. Với hầu hết các trường hợp nên đặt tiêu chí hàng đầu cho người điều khiển máy thực hiện tiến trình này và có sự hợp tác của người giám sát và nguời bảo dưỡng. Trong khi kiểm tra, cần ngắt điện trước tiên.

4.3.2. Kiểm tra thường xuyên

STT

Vị trí được kiểm tra

Danh mục cần kiểm tra

1

Hệ thống thiết bị điện

Kiểm tra xem công tắc ngắt khẩn cấp có nhạy không có đáng tin cậy không.

Kiểm tra xem động cơ có hoạt động bình thường không và nhiệt độ có tăng giảm bất thường không

Kiểm tra xem đường dây đIện và dây cáp có bị hư hỏng gì không

Kiểm tra xem hành trình tắt, chức năng bấm có bình thường không, hoạt động của chúng có đáng tin cậy không.

2

Hệ thống điều khiển

Kiểm tra xem các cần điều khiển và nút bấm có đáng tin cậy không

Kiểm tra xem công tắc và cần vận hành máy có đủ độ tin cậy không

3

Hệ thống bôi trơn và làm lạnh

Kiểm tra xem chất lỏng cắt gọt và hệ thống bôi trơn có khớp với những yêu cầu hay không.

Kiểm tra xem mức chất lỏng trong thùng dầu và thùng chất lỏng cắt gọt có khớp với những yêu cầu hay không.

Kiểm tra xem mỗi đIểm bôI trơn có được bôi trơn đủ không

Kiểm tra xem chất lỏng cắt gọt có gây ô nhiễm hay không

Kiểm tra xem những mảnh phoi vụn có gây hại không

4

Thiết bị bảo vệ

Kiểm tra xem vị trí băng tải giới hạn, bảo vệ mâm cặp, và che phoi có chức năng bình thường không

5

Động cơ

Kiểm tra xem độ căng của băng truyền của động cơ có phù hợp không và có chỗ nứt nào không, xem puli truyền động có vận hành bình thường không

 

4.3.3. Kiểm tra định kỳ

+ Sau một thời gian nhất định, do có sự mài mòn giữa các bộ phận tiếp xúc vớii nhau, chương trình làm việc của chúng dần dần cũng chịu những ảnh hưởng xấu, nên cần phải kiểm tra đều đặn để đảm bảo độ chính xác của máy. Nói chung, người điều khiển máy nên chịu trách nhiệm về công việc này với sự trợ giúp của người giám sát kiểm tra và nhà bảo dưỡng.

+ Kiểm tra có thể được tiến hành theo bảng sau hoặc sau 500 giờ vận hành máy để thực hiện đồng bộ quá trình kiểm tra và bảo dưỡng.

* BẢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

 

STT

Vị trí cần kiểm tra

Kiểm tra và bảo dưỡng

Định kỳ

1

 Thiết bị điện

Kiểm tra và vặn chặt các vít nối

Kiểm tra thiết bị mài

Kiểm tra khoá liên động của các bộ phận máy

6 tháng

2

Hệ thống điều khiển

Kiểm tra thiết bị phanh (phanh chân)

3 tháng

3

Hệ thống làm mát

Lau sạch các khay phoi

Thay chất lỏng cắt gọt

Lau lưới lọc và thùng nước

Thời điểm thích hợp

2 tháng (tính từ như là thời gian làm việc 8 tiếng 1 ngày)

6 tháng

4

Hệ thống bôi trơn

Kiểm tra bơm bôi trơn và bộ phận phối dầu

Kiểm tra xem đường ống có bị cản trở gì không, xem phoi sắt ở trong lỗ dầu, dây dầu có bị chảy dầu không

Kiểm tra dầu

1 năm

5

 Bảo vệ an toàn

Kiểm tra xem thiết bị bảo vệ an tôánc đủ tin cậy không và đIều chỉnh khớp an toàn quá tải

6 tháng

6

 Băng truyền V

Kiểm tra bề ngoài: độ căng và độ rộng

Lau băng truyền

 06 tháng

7

 Hỗn hợp

Đối với bánh răng thay thế, nên kiểm tra xem vỏ tay cầm có bị vỡ không và điều chỉnh dọn sạch bánh răng

Điều chỉnh độ ma sát của đĩa và phanh

Điều chỉnh mâm nén của bàn xe dao

 1 năm

6 tháng

6 tháng

 

4.3.4. Kiểm tra kỹ máy

+ Máy nên được kiểm tra kỹ lưỡng trong vòng 5 năm trong trường hợp thực hiện hai ca một ngày và tuân theo những nnọi quy đã quy định. Trong quá trình kiểm tra, bạn nên đIều chỉnh sửa chữa và thay thé các bộ phận đã bị màI mòn theo đIều kiện thực tế. Saukhi kiểm tra lỹ lưỡng và trước khi đưa vào sản xuất, nên kiểm tra độ chính xác và độ thăng bằng máy theo tiêu chuẩn thử nghiệm.

* MỘT SỐ NHỮNG TRỤC TRẶC CHUNG

 

Hiện tượng trục trặc

Phân tích nguyên nhân

Điểm trục trặc và cách chữa

Chú ý

Động cơ không quay khi đã bấm nút

1) Nguồn điện chung không khởi động

1) Bật công tắc nguồn chung

 

2) Công tắc của nút khởi động không tốt

2) Kiểm tra đầu cực của nút bấm

 

Trục chính không ngừng vận hành ngay sau khi tắt máy

1) Khớp ma sát được điều chỉnh quá chặt

1) Điều chỉnh lại khớp ma sát hoặc thay đổi đĩa ma sát.

 

2) Phanh quá lỏng hoặc phanh

2) Điều chỉnh lại phanh hoặc thay phanh

 

 

1) Mức dầu trong u trục chính quá thấp

1) Cho dầu vào cần gạt phẳng

 

2) Không khí trong bơm trong ống dẫn do không có mặt cách đệm tốt

2) Đổ dầu vào bơm và đệm ở mỗi bề mặt cách.

 

Có côn cắt ren

Độ vững chắc của dao không tốt, lưỡi dao quá cùn

Mở rộng đường kính của dao hợp lý. Mũi dao cao hơn đường trục. Mài dao cho sắc lại

 

Cần tiếp dao tự động ở tấm che dễ dẫn đến không ăn khớp

1) Lò xo nén của trục vít quá lỏng

1) Điều chỉnh vít ở đai ốc của trục vít không khớp

 

2) Vị trí lò xo của cần tiến dao tự động quá lỏng

2) Điều chỉnh lò xò.

Tốc độ trục chính giảm hoặc ngừng tự động của máy khi cắt các chi tiết nặng

1) Ly hợp ma sát được điều chỉnh quá lỏng hoặc bị mài mòn

1) Điều chỉnh lại ly hợp ma sát hoặc sửa chữa hoặc thay đổi

 

2) Băng truyền của động cơ quá lỏng hoặc bị màI mòn

2) Điều chỉnh băng truyền hợp lý hoặc thay đổi băng truyền không bị mài mòn

Có sự thay đổi hình dạng trong quá trình tiện với vít dẫn dài mỏng với luy nét động

1) Điều chỉnh luy nét động chưa hợp lý

1) Điều chỉnh lại vị trí tiếp xúc của ụ của luy nét động và các chi tiết để hình thành các chi tiết được tiến dao mà không bị biến dạng

 

2) Tốc độ trục chính quá cao

Tốc độ tháp hơn khi kết thúc

3) Số kượng tiến dao quá rộng

3) Số lượng tiến dao được chọn trong phạm vi 0.05-0.1mm

Rung được gây ra bởi sự mất thăng bằng của trục chính

Mất sự thăng bằng là do lắp ghép các phụ kiện cho trục chính không cân bằng hoặc không cân bằng sau khi chi tiết được kẹp

Cân bằng lại trọng lượng hoặc thay đổi vị trí đặt máy để giảm rung.

 

Chú ý:

1. Các chuyên gia nên lập chương trình bảo dưỡng đối với những trục trặc ở ụ trục chính nếu cần thiết mở ụ trục chính, người khác không được phép mở ụ trục chính ra để sủa chữa

 2. Vận hành chạy thử lại nên được tiến hành sau khi các lỗi trục trặc có liên quan đến an toàn của máy được sửa chữa.

 

Hướng dẫn sử dụng máy tiện vạn năng, các bạn có thể đọc tại đây: http://maycongcuachau.com.vn/huong-dan-cach-lua-chon-may-tien-van-nang.html

5. Các loại máy tiện dùng nhiều nhất hiện nay 

5.1. Máy tiện vạn năng

  Máy tiện vạn năng là dòng máy tiện phổ dụng nhất trên toàn thế giới. Máy tiện vạn năng sử dụng hoàn toàn bằng tay để thiết lập các chế độ gia công như: chọn tốc độ quay, chọn bước tiến dao, chọn chế độ gia công,… Dòng máy tiện vạn năng có ưu điểm giá rẻ, dễ sử dụng, thường sử dụng để gia công tiện ngoài, tiện khỏa mặt, tiện ren,…

Có nhiều cách phân loại máy tiện vạn năng nhưng cách phổ biến nhất là theo tiêu chuẩn TCVN 5882:1995 và TCVN 5185-2015

* Máy tiện vạn năng chia làm các loại sau :

may-tien-van-nang-Denver-Dai-Loan

Máy tiện vạn năng Denver Đài Loan

5.2. Máy tiện tự động


  Là dòng máy tiện để gia công sản phẩm nhỏ theo loạt, theo khối khối, kết hợp từ máy tiện sử dụng các cơ cấu cam hoặc điều khiển bằng PLC và khí nén hay thủy lực và một hệ thống cấp phôi tự động. Loại máy này thường dùng cho sử dụng để gia công các sản phẩm có độ phức tạp không cao với kích cỡ sản phẩm nhất định.

may-tien-tu-dong-dung-PLC

Hình ảnh máy tiện tự động dùng PLC

may-tien-tu-dong-CNC-Dai-Loan

Hình ảnh máy tiện tự động CNC Đài Loan

may-tien-tu-dong-Nhat-Ban

Hình ảnh máy tiện tự động CNC Nhật

5.3. Máy tiện cụt


  Máy tiện cụt thường dùng để gia công các loại chi tiết có đường kính lớn, cực lớn nhưng chiều dài ngắn dạng đĩa như Puly, bánh răng cỡ lớn, bánh đà, vô lăng, vành xe..
Máy được trang bị mâm cặp cỡ lớn, được chế tạo đặc biệt đủ tải trọng để cắt nặng. Dòng máy này chuyển động thì chỉ sử dụng một trục trơn.

may-tien-cut-Denver-Dai-Loan

Hình ảnh máy tiện cụt Denver – Đài Loan

5.4. Máy tiện CNC (Computer Numerical Control)

  Là loại máy tiện hiện đại nhất hiện nay. Máy tiện CNC được điều khiển bằng máy tính với các chương trình được lập trình trước và nhập vào máy, chất lượng sản phẩm ít phụ thuộc vào tay nghề của người thợ. 

- Máy tiện CNC được chia làm nhiều loại và theo nhiều tiêu chí khác nhau như theo kết cấu máy:

+ Máy tiện CNC băng phẳng (như máy tiện vạn năng có vít me bi theo hai trục và trang bị bộ điều khiển CNC, đài dao chỉ có 4 hoặc 6 vị trí) – dùng gia công các chi tiết đơn giản có chiều dài lớn.

+ Máy tiện CNC băng nghiêng có đài dao nhiều vị trí (8, 10 hoặc 12 vị trí) dùng để gia công các chi tiết phức tạp hơn

  Có thể được phân theo công năng như:  máy tiện CNC vạn năng với 2 trục X và Z,  máy tiện CNC 3 trục (X, Z và C), máy tiện CNC 4 trục (X,Z,Y và C),…. máy tiện CNC có 2 trục chính để sau khi hoàn thành nguyên công trên trục chính thì trục chính phụ quay đồng tốc và chuyển kẹp sau khi đài dao thực hiện cắt đứt. Khi đó đài dao sẽ thực hiện đưa dao cắt mặt với bán sản phẩm kẹp trên trục chính phụ. Trục chính tiếp tục được cấp phôi và gia công. Khi đó không có thời gian dừng máy và đảm bảo chính xác rất cao, năng suất cao. Loại này điển hình là các máy tiện CNC tự động kiểu Thụy sỹ. Với việc trang bị thêm đầu phay để hình thành máy đa nhiệm (Multitasking machine) thì mọi công việc có thể làm với máy tiện và phay theo cách chia tách nguyên công như trước đó thì có thể được thực hiện trên duy nhất 1 máy với 1 lần gá đặt.

May-tien-da-nhiem-Nakamura-Tome

Hình ảnh máy đa nhiệm Multitasking của Nakamura Tome – Nhật

 

- Ưu điểm của máy tiện CNC :

Gia công biên dạng phức tạp: Máy CNC là thiết bị duy nhất có thể gia công chính xác và nhanh những chi tiết phức tạp.

Mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao:

  + Chất lượng sản phẩm ổn định và tốt, tỷ lệ phế phẩm rất ít.

  + Giảm chi phí nhân công vì không cần yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp quá cao nhưng vẫn đạt năng suất gia công cao do tối ưu chế độ gia công và giảm thiểu thời gian dừng máy và thay dao….

  + Chương trình gia công chỉ cần lập 1 lần để sử dụng cho nhiều sản phẩm có tính chất lặp lại.

  + Tăng tuổi thọ dao nhờ khả năng cắt tối ưu. Tiết kiệm dụng cụ cắt gọt, đồ gá và các phụ tùng khác.

  + Khả năng thay đổi nhanh chóng loại chi tiết này sang loại khác với việc giảm thời gian cho công tác chuẩn bị.

May-tien-CNC-bang-phang

Hình ảnh máy tiện CNC băng phẳng

 May-tien-CNC-bang-nghieng

Hình ảnh máy tiện CNC băng nghiêng Đài Loan

5.5. Máy tiện đứng


  Máy tiện đứng thường được dùng để gia công các chi tiết nặng, gá đặt trên máy ngang không đảm bảo cứng vững và không an toàn. Vì chi tiết nặng nên thường sẽ đặt đứng để tránh việc gá không chặt, trục chính không đủ tải.
Máy dùng tiện các chi tiết đơn giản và rất hiệu quả do năng suất cao, thời gian gá đặt giảm thiểu vì thuận theo trọng lực của phôi. Các sản phẩm thường có đường kính lớn và chiều cao (chiều dài) ngắn.

May-tien-dung-Dai-Loan

Hình ảnh máy tiện đứng Đài Loan

5.6. Máy tiện chép hình – Bộ đồ gá chép hình trang bị cho máy tiện vạn năng


 Máy tiện chép hình là dòng máy tiện sản xuất sản phẩm hàng loạt ở số lượng vừa phải. Thường thì sử dụng máy tiện vạn năng kết hợp bộ chép hình thủy lực để khi có nhu cầu thì sẽ lắp và sử dụng.

Bo-phan-chep-hinh

Hình ảnh bộ chép hình thủy lực lắp trên máy tiện vạn năng

6. So sánh các loại máy tiện giữa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản

Hiện nay trên thế giới cũng như tại thị trường Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các dòng máy tiện có thị trường lớn nhất là của 3 nước là Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Tại sao 3 nước này lại chiếm thị phần rất lớn? Hãy cùng nhau phân tích đặc điểm nổi bật của 3 loại máy tiện này

6.1. Máy tiện vạn năng Trung Quốc

Ưu điểm: Giá thành rẻ, chất lượng đáp ứng với các sản phẩm yêu cầu không quá cao trong thời gian đầu vận hành, nhanh thu hồi vốn nhất là với các xưởng hoặc cơ sở sản xuất nhỏ so với các dòng máy tiện Đài Loan hay máy tiện Nhật Bản

Nhược điểm: Do vật liệu làm máy chưa được chọn cẩn thận, sản xuất bởi các nhà máy địa phương và đáp ứng nhu cầu bình dân nên chất lượng máy sau khi sử dụng một thời gian sẽ không đáp ưng được yêu cầu các sản phẩm có độ chính xác cao. Các dòng máy vạn năng Trung Quốc thường được các doanh nghiệp nhà nước hoặc các xưởng sản xuất nhỏ, các phân xưởng sửa chữa không sử dụng nhiều chọn mua, sản xuất đủ khấu hao cho một đơn hàng, mặt hàng nhất định. Nếu sử dụng lâu dài thì sẽ mất rất nhiều chi phí sửa chữa, độ chính xác khó đảm bảo trong lâu dài.

6.2. Máy tiện vạn năng Đài Loan

Ưu điểm: Giá thành phù hợp với đa số người sử dụng, thời gian giao hàng khá nhanh, đáp ứng được yêu cầu đa dạng khách, dễ dàng sửa chữa, bảo hành, bảo trì cũng như vật tư thay thế khá rẻ.

Nhược điểm: Thường trong thời gian độ bền cao hơn máy Trung Quốc nhưng không thể so sánh với máy Nhật Bản.

6.3. Máy tiện vạn năng Nhật Bản

Ưu điểm: Độ chính xác cực cao, máy rất bền, có thể thanh lý sau rất nhiều năm sử dụng

Nhược điểm : Giá cả đắt so với các xưởng gia công nhỏ, vật tư thay thế rất đắt, thời gian sản xuất kéo dài. Hiện các hãng sản xuất phần lớn đã chuyển sang sản xuất máy tiện CNC vì chi phí nhân công cao và nhu cầu về máy vạn năng đã suy giảm nhiều.

7. Lưu ý khi sử dụng máy tiện

7.1. Trước khi sử dụng

- Cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo, mũ... không nên sử dụng găng tay

- Kiểm tra hệ thống điện có ổn định không

- Kiểm tra hệ thống dầu, bơm dầu và bôi trơn xem có đủ không, bơm hoạt động có bình thường không

- Kiểm tra tay gạt, cần điều khiển đã về vị trí thiết lập chế độ cắt mong muốn chưa

7.2. Trong khi sử dụng

- Không được thay đổi tốc độ của trục chính hay bước tiến sau khi trục đang quay. Cần phải tắt máy khi trục chính đứng hẳn không quay nữa thì mới thực hiện điều chỉnh về chế độ mong muốn

- Phôi gia công cần phải gá đúng quy định và chắc chắn, không được dùng ống nối để kéo dài tay quay của chìa vặn mâm cặp.

- Không được gá vật có kích thước không phù hợp với máy.

- Không được để vật liệu, phôi liệu bừa bãi.

- Không được dùng tay không gỡ phoi.

- Khi phoi quốn vào phôi ta phải tắt máy và dùng móc kéo phoi ra, cố gắng chọn tốc độ cắt và dao có góc bẻ phoi để hạn chế được phoi dây.

- Khi máy đang chạy tuyệt đối không được bỏ đi nơi khác để khi xảy ra sự cố ta sẽ nhanh chóng xử lý kịp thời.

- Ngoài ra trong từng trường hợp cụ thể ta lại có những quy định riêng như cắt ren,...để đề phòng được bàn dao đâm vào mâm cặp.

7.3. Sau khi tiện

- Cần phải vệ sinh, lau máy sạch sẽ lưu ý cần phải tắt điện trước khi lau và đưa tay gạt về vịt trí an toàn.

 

Tài liệu tham khảo 

  1. Định nghĩa máy tiện Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  2. TCVN 5882:1995 và TCVN 5185-2015 về máy tiện và máy công cụ
  3. Các tài liệu của các hãng đối tác với Công ty Cổ phần thương mại và công nghệ Á Châu