Nghề cơ khí là gì? Thông tin về nghề cơ khí nên đọc

17:31 - 22/06/2021

 (Tin tức sự kiện-tư vấn kỹ thuật) Giới thiệu về nghề cơ khí là gì, ngành cơ khí là gì, Các môn học được giảng dạy, Các kiến thức cần được bổ sung, Tư vấn việc làm,…

Mua máy CNC trả góp - Sự lựa chọn thời dịch bệnh Covid

Trang chủ / Tin tức sự kiện / Học nghề cơ khí, sự lựa chọn đúng đắn

Cập nhật 22/06/2021

(Tin tức sự kiện-tư vấn kỹ thuật) Giới thiệu về ngành nghề cơ khí, Các môn học được giảng dạy, Các kiến thức cần được bổ sung, Tư vấn việc làm,…

 

Nghe-co-khi-lua-chon-1

  Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu vào thế kỷ thứ 18 là tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngành cơ khí trên thế giới cho tới nay. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ nhất của ngành cơ khí đã có từ cách đây hàng nghìn năm về trước khi loài người nguyên thủy đã biết chế tạo các dụng cụ bằng sắt để săn bắt và hái lượm.

  Ngành cơ khí luôn là một trong những ngành học nền móng cho sự phát triển của các ngành học mới phát triển hiện nay (Cơ khí ứng dụng, Cơ điện tử,…) và là then chốt cho sự phát triển vượt cấp của nền công nghệ 4.0. Bạn phải hiểu một điều, tất cả các máy móc thiết bị với kích thước khác nhau, hoạt động sản xuất ở mọi nơi (trong các phân xưởng, dưới lòng đất, đáy biển, trên không,…) đều có sự tham gia của máy móc cơ khí.

Ngành cơ khí, nghề cơ khí là gì?

  Cơ khí là ngành mà người học sẽ phải biết cách áp dụng các công thức về vật lý, toán học, các nguyên tắc về kỹ thuật kết hợp với các kinh nghiệm thực tế mà người đi trước hướng dẫn để thiết kế trên bản vẽ phần mềm hỗ trợ, mô phỏng máy, phân tích đưa ra công nghệ gia công sản phẩm từ đó đưa vào quy trình sản xuất, lắp ráp và cuối cùng là bảo trì hệ thống máy móc thiết bị cơ khí.        

Dong-co-dot-trong-2 

Hình ảnh động cơ dùng pin lithium-ion trong hệ thống xe điện

 

Nếu bạn yêu thích các dòng cơ khí, tìm hiểu nguyên lý hoạt động: Máy tiện vạn năng, Máy phay vạn năng , Máy mài

    Để nắm rõ được bản chất của từng nguyên lý, các công thức thực nghiệm chúng ta sẽ phải hiểu được cốt lõi ngành gồm các mảng như: cơ học, động lực học, nhiệt động học, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết bền,…  Đồng thời sẽ phải kết hợp các công cụ hỗ trợ thiết kế, gia công, mô phỏng (Autocad, Solidworks, NX, Mastercam, Abaqus….)

Vì sao lựa chọn học nghề Cơ khí?

1. Các kiến thức được áp dụng thực tế       

  Các sản phẩm thiết yếu hằng ngày trong cuộc sống, từ những vật liệu đơn giản rẻ tiền (thìa, muỗng, xoong, chảo…) cho đến các thiết bị (tivi, tủ lạnh, máy giặt…) và các loại xe cộ đi lại đều là những thành quả sản phẩm của ngành cơ khí nói riêng và kỹ thuật nói chung.

Cac-san-pham-thiet-bi-co-khi

Hình ảnh các sản phẩm gia dụng hằng ngày ngành cơ khí chế tạo

 

  Các sản phẩm dùng một thời gian sẽ dẫn đến hỏng hóc, đối với một người học ngành cơ khí chúng ta phải biết nắm rõ được công nghệ của trang thiết bị, cách thức sử dụng và đưa ra được phương pháp sửa chữa.

  Các kiến thức lý thuyết trên trường đôi khi khá khô khan, nhưng sau khi được áp dụng vào thực tế chúng ta sẽ thấy thích thú hơn đối với ngành cơ khí này.

2. Các kỹ năng được trau dồi

  Ngoài các kiến thức về chuyên ngành, sinh viên học ngành cơ khí sẽ còn được trau dồi các kiến thức về mảng máy tính, điện, điều khiển… đồng thời sinh viên sẽ được học về các môn tâm lý học, kinh tế và tiếp xúc với các môi trường làm việc công xưởng.

  Không những được trau dồi tay nghề cứng, ngành cơ khí sẽ còn mở ra nhiều cơ hội về kinh doanh cũng như quản lý các cấp độ sản xuất khác nhau. Để đạt được mục tiêu như vậy, người học cần phải có một thái độ chuyên nghiệp và nỗ lực hết mình.

3. Mức lương cạnh tranh

  Trong một thị trường việc làm sau tốt nghiệp vốn nổi tiếng là khó khăn và tỉ lệ thất nghiệp cao như tại Việt Nam và một số quốc gia hiện nay, nếu như có tay nghề vững và sự tự tin vào nghề sẽ là một lợi thế lớn để có được một việc làm ổn định.

Muc-luong-canh-tranh-co-khi

 

  Một trong các ngành kỹ thuật dễ xin việc nhất là kỹ sư xây dựng và đặc biệt là các kỹ sư cơ khí, bởi chúng ta sẽ áp dụng các định luật toán học và vật lý cơ bản để tạo và chế tạo các thiết bị cơ khí chúng ta sử dụng hàng ngày. Mà nhu cầu về các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng là không bao giờ bị hạn chế.

  Tại Việt Nam, mức lương cho ngành cơ khí không thực sự hấp dẫn nếu so sánh với một số quốc gia tiên phong khác, do vậy nhiều người lựa chon xuất khẩu lao động với việc làm cơ khí và làm việc tại những quốc gia này như Nhật, Hàn Quốc… để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

4. Có cơ hội việc làm ở nước ngoài

  Đối với ngành cơ khí, cơ hội việc làm ở các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…) rất là nhiều và rộng mở. Sau khi học xong và có tấm bằng trong tay, chúng ta có thể lựa chọn công việc là đi xuất khẩu lao động hoặc tìm kiếm các việc làm kỹ thuật bên nước ngoài cũng là một hướng đi hay và đang rất hot hiện nay.

  Khi đi làm việc ở nước ngoài, chúng ta sẽ phải bỏ ra một chi phí cho việc học tiếng và cho bên môi giới việc làm. Tuy vậy sau khi đã có việc làm ổn định, nguồn thu nhập bên đó khá là cao. Việc trả đủ tiền chi phí cho việc làm và cũng như có tiền tích góp sau này không phải là một việc quá khó.

Các chuyên ngành cơ khí

1. Cơ khí chế tạo máy

   Là ngành học giúp sinh viên có thể nắm vững được quy trình công nghệ gia công các loại máy móc, thiết bị và các trang thiết bị phụ trợ hữu ích phục vụ cho cho công tác thiết kế các loại máy trong các ngành máy móc cơ khí, thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình, ô tô, tàu thủy… tối ưu quá trình sản xuất và xây dựng hệ thống nhà xưởng

2. Cơ khí ô tô, cơ khí động lực

   Là ngành học giúp sinh viên áp dụng các khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và các hệ thống động lực trong máy móc đặc biệt là đối với hệ thống động lực ô tô và các thiết bị động lực khác.

3. Cơ khí cơ điện tử

   Là ngành học kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, hệ thống điện điều khiển tự động và truyền thông máy tính để có thể tạo ra một hệ thống, một hệ sinh thái đa chức năng… Thuộc dạng ngành học mới, khó và kiến thức khá là rộng đòi hỏi sinh viên cần phải trau dồi kiến thức một cách thật khái quát hóa từ đó có thể áp dụng được vào trong một mô hình hệ sinh thái nhất định.

4. Kỹ thuật vật liệu

   Là ngành học có thiên hướng thuần cơ khí là nhiều, do vậy cần đòi hỏi sự đam mê của người học về nghề cơ khí nói chung và ngành vật liệu nói riêng. Là ngành học đòi hỏi sinh viên phải có nền tảng về toán, lý, hóa vững chắc để có thể hiểu hết các kết cấu và xây dựng các mô hình nguyên lý liên quan.

5. Công nghệ hàn

   Là ngành học khá là đặc thù về nghề, sinh viên sẽ được tập trung học về công nghệ gia công trong cơ khí dùng để ghép nối cố định các chi tiết cơ khí ở mọi kích thước, từ những chi tiết nhỏ cho đến các chi tiết lớn. Sinh viên sẽ được bổ trợ các kiến thức về vật liệu cơ khí, nguyên lý – chi tiết máy, điện kỹ thuật, công nghệ kim loại , công nghệ hàn, thiết bị hàn, kiểm tra chất lượng hàn… và nhiều các môn bổ trợ nữa

6. Cơ khí chính xác và quang học

   Là ngành học giúp sinh viên được tiếp cận với các máy móc trang thiết bị sử dụng để tính toán, đo đạc các thông số tới độ độ chính xác bề mặt, các lớp phủ cứng trên chi tiết máy, chi tiết quang, chi tiết cơ cấu chính xác. Ứng dụng các công thức, các phép tính kết hợp với máy móc để đo lường, nghiên cứu các độ sai lệch, các thiết bị quang học…

7. Công nghệ gia công áp lực

    Là ngành học định hướng cho sinh viên các quy trình công nghệ tạo hình, các phương pháp gia công kim loại bằng áp lực (phương pháp chế tạo phôi hoặc chi tiết bằng cách sử dụng ngoại lực tác động làm cho kim loại biến dạng dẻo để nhận hình dạng và kích thước mong muốn).   

8. Công nghệ sản phẩm chất dẻo

    Là ngành học giúp sinh viên có định hướng về công nghệ sản xuất các sản phẩm chất dẻo (có mặt ở khắp mơi). Cơ hội việc làm cũng như thu nhập của nghề này là ổn định và tương đối cao. Các môn học sẽ được đào tạo riêng cho ngành này bao gồm: vật liệu chất dẻo và composite, cơ học vật liệu composite, công nghệ chất lỏng ứng dụng cho polymer, công nghệ các sản phẩm composite…

Trường dạy cơ khí, danh sách các trường đào tạo ngành cơ khí

  Để lựa chọn một ngôi trường tốt theo học suốt mấy năm, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ giữa các yếu tố: điểm đầu vào, chi phí học, môi trường học, việc làm sau khi học… Hiện nay, các môn học được lựa chọn để làm môn thi đầu vào cho các trường kỹ thuật là các môn tự nhiên: Khối A – Toán, Lý Hóa và Khối A1- Toán, Lý, Anh

Thi-sinh-dang-ky-du-thi

Hình ảnh thí sinh đang chuẩn bị cho buổi thi tốt nghiệp. Nguồn- Dântrí

1.      Các trường đại học kỹ thuật

 

  Nếu như bạn cảm thấy năng lực học của mình tốt và có đam mê với nghề, hãy cân nhắc lựa chọn một trường đại học phù hợp để theo đuổi đam mê của mình.

  Bạn học trường nào không quá quan trọng bằng việc bạn nỗ lực như thế nào khi đã được vào học trường đó, bằng cấp cũng là một thứ quan trọng để đánh giá năng lực của bản thân nhưng thái độ làm việc cũng sẽ là một phần tất yếu cho sự thành công sau này của bạn.

  Các trường đại học kỹ thuật nên được các bạn quan tâm:

  • Khu vực phía Bắc

Ở khu vực này có khá là nhiều trường đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí, mỗi trường học sẽ có các thế mạnh riêng và có tiêu chí đầu vào khác nhau. Các bạn có thể cân nhắc lực học cũng như số điểm của các năm trước mà lựa chọn cho chính xác:

+ Đại học Bách Khoa Hà Nội, điểm chuẩn ≥26đ

+ Đại học Công nghiệp Hà Nôi, điểm chuẩn ≥23đ

+ Đại học Giao thông vận tải, điểm chuẩn ≥23đ

+ Đại học Hàng hải, điểm chuẩn ≥19đ

+ Đại học Kỹ thuật công nghiệp – đại học Thái Nguyên, điểm chuẩn ≥18đ

  • Khu vực phía Trung

  Khu vực này, sự lựa chọn sẽ ít hơn hai vùng còn lại. Vì vậy sự lựa chọn sẽ là khó hơn và việc bạn cân nhắc thi vào cần xem xét kỹ càng:

+ Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng, điểm chuẩn 26đ

+ Đại học Nha Trang, điểm chuẩn 15,5đ

  • Khu vực phía Nam

  Là khu vực tiên phong cho ngành cơ khí chính xác, nguồn việc làm ở đây khá là nhiều và đa dạng. Vì vậy, các bạn nên cân nhắc và xem xét để thi:

+ Đại học Bách khoa- Đại học Quốc gia Tp HCM, điểm chuẩn 23,25đ

+ Đại học Giao thông vận tải TPHCM, điểm chuẩn 21đ

+ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, điểm chuẩn 16đ

2.      Các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề

   Đối với các bạn có năng lực hoc tốt hơn, lựa chọn các trường cao đẳng và trung cấp nghề sẽ là lựa chọn sáng suốt. Thời gian học khôn quá dài, được tiếp cận với máy móc thực tế nhiều. Việc ứng dụng vận hành máy móc sau khi đi làm sẽ là cơ hội tốt.

 

    Điểm đầu vào sẽ không quá quan trọng đối với các cao đẳng và trung cấp nghề, việc các bạn làm trong quá trình học là sẽ phải cố gắng tiếp thu thật tốt các kiến thức được dạy. Thời gian học không quá dài, vì vậy cần nắm vững các kiến thức được giảng dạy trước khi bước chân ra môi trường việc làm.

   Các trường các bạn nên tham khảo học:

   + Cao đẳng nghề Bách Khoa

   + Cao đẳng Công nghệ Hà Nội

   + Cao đẳng công nghiệp Huế

   + Trung cấp nghề Bách nghệ TPHCM

 

Các dòng máy cơ khí tích hợp bộ điều khiển CNC, bao gồm: Máy tiện CNC, Máy phay CNC

Ngành cơ khí, các môn học ngành cơ khí được giảng dạy

1. Lý thuyết đại cương

  Trước tiên, khi bước vào năm nhất hầu hết tất cả các sinh viên đều sẽ được học và đào tạo các môn đại cương hay được các bạn gọi đùa là “đại cương môn phái”.

Cac-mon-hoc-dai-cuong-co-khi

  Ở đây, các môn sẽ được giảng dạy bao gồm:

  • Các môn tự nhiên: Đại số, Toán cao cấp, Vật lý, Xác suất thống kê…
  • Các môn xã hội: Triết học, Chủ nghĩa Mác Lê Nin, Lịch sử Đảng…
  • Các môn bổ trợ: Tâm lý học, Pháp luật đại cương…

  Các môn đại cương sẽ là nền móng cho các môn cơ sở sau này, các định lý định luật của các môn cơ sở ngành sẽ được lấy dữ liệu từ các môn đại cương mà năm nhất đã được học.

2. Cơ sở cốt lõi ngành

 Là môn học cầu nối giúp sinh viên bắt đầu tiếp cận đến các kiến thức về ngành mình học. Ở những môn học này, lý thuyết và công thức sẽ chiếm khá nhiều. Các công thức sẽ được xây dựng từ các môn học đại cương năm nhất, chúng sẽ được áp dụng thực tế vào ngành cơ khí.

Chi-tiet-phan-tich-qua-Solidworks

Hình ảnh chi tiết được phân tích lực tác động qua phần mềm Solidworks

 

  Đa số sinh viên đều sẽ trượt nhiều ở những năm học và môn học này, kiến thức của chúng khá là rộng và nhiều công thức phải nhớ. Khi áp dụng vào một ngành thực tế, các khái niệm khá là mơ hồ và khiến cho nhiều em sinh viên chán nản và không chú trọng vào chúng.

  Các môn cơ sở ngành được học:

  • Cơ học kỹ thuật 1,2,3
  • Sức bền vật liệu, Phương pháp phần tử hữu hạn
  • Nguyên lý và dụng cụ cắt
  • Công nghệ chế tạo máy
  • Nguyên lý máy, chi tiết máy

3. Chuyên ngành

  Sau khi đã nắm vững được các lý thuyết từ các môn cơ sở ngành. Đây là lúc mà các em sinh viên sẽ được học những kiến thức thực tiễn nhất, có tính ứng dụng cao nhất sau khi ra trường và tìm việc làm.

Mon-hoc-chuyen-nganh-co-khi

  Các môn này sẽ được các thầy cô cùng bộ môn giảng dạy, là những giáo sư tiến sỹ đi đầu về nghiên cứu khoa học và là những thầy cô anh chị khóa trước của mình, sau khi đi làm đề tài ở nước ngoài sẽ quay về Việt Nam và trực tiếp giảng dạy.

  Các môn chuyên ngành được học:

  • CAD/CAM/CNC/CAE
  • Đồ gá, thiết kế dụng cụ cắt
  • Công nghệ chế tạo máy
  • Máy và ma sát học
  • Kỹ thuật thủy khí, khí nén

4. Đồ án        

 Để tổng hợp lại tất cả kiến thức đã học qua các năm, thường thì đan xen giữa các môn học sẽ có những bài đồ án, bài tập lớn giúp sinh viên có thể củng cố và kết hợp các kiến thức ở các mảng khác nhau tạo thành một đồ án lớn nhất định.

  Khi đó, sinh viên sẽ được các thầy cô bộ môn giao đề tài, đầu vào sẽ được cung cấp. Đầu ra sinh viên sẽ xử lý và tính toán, hằng tuần sinh viên sẽ lên gặp thầy cô hướng dẫn để trao đổi tiến độ công việc.

 Sinh-vien-bao-ve-tot-nghiep-nganh-co-khi

Hình ảnh sinh viên làm lễ bảo vệ tốt nghiệp

 

  Và cuối cùng, để tổng kết lại các kiến thức trong suốt năm học. Sinh viên sẽ được làm một đồ án được gọi là đồ án tốt nghiệp, ở đây các kiến thức sẽ được trải dài từ năm nhất đến năm cuối. Sinh viên sẽ làm theo một nhóm 2-4 người, mỗi người sẽ phụ trách một mảng nhất định trong đề tài đồ án. Sau khi hoàn thành xong đồ án và được người hướng dẫn cho bảo vệ, một hội đồng chấm đồ án sẽ được lập ra và nhóm sinh viên sẽ thuyết trình đồ án của mình.

Cơ hội việc làm của ngành cơ khí

  • Lựa chọn các tập đoàn, doanh nghiệp lớn

  Hằng năm, các tập đoàn lớn đóng đô ở Việt Nam thường tuyển nhân viên kỹ thuật rất là nhiều. Các tập đoàn lớn như Samsung, Canon, LG, Foxconn… một năm hai lần sẽ tiến hành tuyển nhân viên. Các cuộc thi sát hạch sẽ diễn ra, số lượng ứng viên đến tuyển khá là đông vì vậy việc cạnh tranh cũng rất là khó.

Cuoc-thi-Gsat-Samsung-2021

Hình ảnh cuộc thi GSAT cho Samsung tổ chức diễn ra – Nguồn: VietnamPlus

 

    Ưu điểm khi lựa chọn việc làm ở đây: lương thưởng ở mức cao, chế độ đãi ngộ tốt, chính sách cho nhân viên tốt, có cạnh tranh trong công việc để phát triển bản thân…

   Nhược điểm khi làm việc: làm việc môi trường hiện tại dẫn tới áp lực công việc cao, dễ bị đào thải, sẽ đảm nhiệm một chức vụ ở khâu nhất định thì sẽ mặc định làm việc ở đó lâu dài khiến việc sẽ bị thụ động kìm hãm tích lũy kinh nghiệm sau này

  • Đi xuất khẩu lao động, việc làm kỹ thuật nước ngoài

    Xuất khẩu lao động nước ngoài đang là một trong những ngành nghề được quan tâm hiện nay. Với lượng tiền bỏ ra cho chi phí ở mức trung bình, các gia đình ở vùng nông thôn hiện đang tập trung cho con gái đi theo hướng này.

  Việc đi xuất khẩu nước ngoài sẽ là nguồn thu nhập tương đối cao cho gia đình, sau khi đi 3-5 nước ngoài về người đi làm sẽ tích lũy được một lượng vốn ổn đồng thời việc làm sẽ cũng được rộng mở khi về Việt Nam nếu biết nắm bắt cơ hội.

  Nhược điểm: Chi phí bỏ ra tương đối, dịch bệnh hiện đang hoành hành nên công việc bên đó còn bấp bênh, do đi làm xa nhà và Visa có hạn nên sẽ không thể làm lâu dài được.

  • Các công ty tư nhân Việt Nam

 Ứng tuyển vào các công ty tư nhân, bạn sẽ cần phải có kinh nghiệm làm việc để đứng cho một vị trí của công ty. Do môi trường không lớn, nhân viên không nhiều nên bạn sẽ phải đảm nhiệm nhiều vị trí với vai trò khác nhau.

Day-chuyen-san-xuat-tu-dong

Hình ảnh công nhân làm việc dây chuyền sản xuất

Làm việc ở đây, lương và thưởng cùng các chế độ sẽ không được như ở các tập đoàn đổi lại bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn và các cơ hội sau này.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ Á CHÂU, chuyên lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm máy công cụ (máy cơ khí) xuất nhập khẩu. Hằng năm, chúng tôi vẫn luôn tuyển dụng các cán bộ kỹ thuật dịch vụ có kinh nghiệm về máy móc và trang thiết bị để tiến hành lắp đặt, sửa chữa và bảo trì máy móc cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư cũng như các cán bộ kinh doanh có hiểu biết và các chủng loại máy công cụ: máy tiện, máy phay, máy mài, máy gia công EDM,....và ham thích kinh doanh gia nhập đội ngũ của chúng tôi